Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

Quản lý cấp trung – Đã thực sự phát huy hết năng lực?

 

 

Quản lý cấp trung là “cầu nối” có nhiệm vụ gắn kết giữa nhân viên và ban lãnh đạo cấp cao. Mỗi doanh nghiệp có cách nhận định quản lý cấp trung cho riêng mình nhưng nhiệm vụ chính của quản lý cấp trung vẫn là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, đánh giá các hoạt động của phạm vi mình phụ trách. Nhìn chung, công tác quản lý của các quản trị cấp trung vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được hết tiềm năng của mình.

Hạn chế của quản lý cấp trung trong việc hoạch định

Quản lý cấp trung đã thực sự phát huy hết năng lực

Quản lý cấp trung mới đưa ra được các kế hoạch chiến lược mà chưa có kế hoạch triển khai.

Hoạch định (hay còn gọi là lên kế hoạch) là điều đầu tiên mà các quản lý cấp trung phải thực hiện khi bắt đầu nhận được chỉ thị từ quản lý cấp cao. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều trường hợp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch hoạt động rất trơn tru nhưng đến khi thực thi thì luôn phát sinh sự cố, chậm tiến độ hay đình trệ. Nguyên nhân là do các nhà quản lý cấp trung mới chỉ đưa ra được các kế hoạch chiến lược mà chưa có kế hoạch triển khai chi tiết.

Hạn chế của quản lý cấp trung trong việc lãnh đạo

Quản lý cấp trung đã thực sự phát huy hết năng lực

Nhiều nhà quản lý cấp trung gặp phải tình trạng “trên bảo, dưới không nghe”.

Lãnh đạo không phải là việc “thuần hóa” nhân viên mà là quá trình tác động đến nhân viên để họ luôn tự nguyện, nhiệt tình phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp; luôn thấu hiểu và hỗ trợ nhân viên kịp thời. Theo nguyên tắc 80/20 thì một doanh nghiệp muốn hoạt động thành công thì cần 20 yếu tố con người để tạo ra 80 lợi nhuận. Điều này khẳng định con người là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến mỗi bước hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng rất nhiều các quản lý cấp trung gặp phải tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” – điều này một phần là do công tác lãnh đạo, phân quyền cho nhân viên còn chưa rõ ràng, hiệu quả.

Hạn chế của quản lý cấp trung trong việc kiểm tra và đánh giá

Quản lý cấp trung đã thực sự phát huy hết năng lực

Quản lý cấp trung đánh giá nhân viên nghiêng về “cảm giác” mà chưa chú trọng hệ giá trị.

Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá; điều chỉnh các hoạt động kịp thời nếu có vấn đề phát sinh; đánh giá kết quả dựa theo thực tế công việc và đối chiếu các kết quả thực tế với kế hoạch đã đề ra là những bước trong công tác kiểm tra và đánh giá công việc của quản lý cấp trung. Tuy nhiên, thực tế công tác kiểm tra và đánh giá của các quản lý cấp trung mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp báo cáo, đánh giá nhân viên nghiêng về “cảm giác” mà chưa chú trọng và việc đối chiếu, đánh giá quá trình để rút ra những kinh nghiệm thực tế. Đối với những kế hoạch nhỏ thì có thể không bị ảnh hưởng quá nhiều nhưng với những kế hoạch lớn thì về lâu dài sẽ làm đình trệ bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm:

 

Không có nhận xét nào:
Write blogger-facebook