Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Lợi ích của Coaching mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

 

 Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Chief Learning Officer Magazine, coaching (huấn luyện) là kỹ năng hàng đầu cần có đối với các nhà lãnh đạo cấp cao. Tuy không bắt buộc, đây là công cụ hiệu quả mà các nhà lãnh đạo vĩ đại nên áp dụng. Những lợi ích của coaching mang lại là vô cùng to lớn, sẽ giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên cũng như mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Coaching là gì?

Theo Tiến sĩ Peter Chee và Jack Canfield, “coaching” (huấn luyện) là quá trình trao quyền cho người khác thông qua việc lắng nghe hiệu quả, đặt câu hỏi, phản hồi, đánh giá và hỗ trợ họ đạt được mục tiêu cá nhân – cũng như làm chủ công việc và cuộc sống của mình.

Trước đây, phương pháp quản lý truyền thống là người lãnh đạo tự đưa ra định hướng: đây là những gì cần phải làm, đây là cách tôi muốn bạn thực hiện, đây là thời điểm cần hoàn thành, v.v… Coaching đi theo một hướng tiếp cận khác – bằng cách hướng mọi người tới tiềm năng bên trong chính mình. Khác với mentoring (cố vấn) tập trung vào việc cung cấp giải pháp, mục đích chính của coaching là giúp mọi người tự tìm ra giải pháp cho chính mình.

Mục đích chính của coaching là tăng cường sự hiểu biết về bản thân và thay đổi hành vi – bao gồm việc áp dụng các hành vi đúng và từ bỏ những hành vi có hại, khiến bạn không thể khai thác hết tiềm năng của mình.

Đối thoại huấn luyện (coaching)

Lợi ích của Coaching

Xuất phát điểm của coaching là niềm tin chắc chắn rằng mỗi người đều có những năng khiếu riêng biệt và tiềm năng phát triển vô hạn. Một huấn luyện viên (coach) chân chính biết đánh giá cao những điểm đặc biệt ở người khác và tin rằng mỗi người sinh ra đều có thể trở nên vĩ đại theo cách riêng của họ.

“Niềm tin nâng tầm năng lực cho chính bạn. Tài năng của bạn sẽ không thể đạt đến tầm cao nhất – trừ khi bạn thực sự tin tưởng.” – John Maxwell

Nếu được thực hiện đúng cách, coaching là nền tảng hình thành động lực thử nghiệm và khám phá những điều mới. Một nghiên cứu được thực hiện bởi McKinsey & Company cho thấy khi nhân viên được truyền động lực, họ có thể làm việc với năng suất cao hơn 32% và cảm thấy hài lòng hơn 46% với công việc của mình.

“Mỗi 1 đô-la đầu tư vào coaching sẽ mang lại $5.70 lợi ích cho doanh nghiệp” – Thomas G. Crane

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp ý thức được lợi ích của coaching. Kết quả nghiên cứu và thực hành cho thấy đào tạo có thể cải thiện hiệu suất trung bình thêm 22%, trong khi đào tạo kết hợp với coaching giúp tăng đến 88% hiệu suất. Điều này đồng nghĩa với việc coaching giúp tăng cường hiệu quả làm việc lên đến 400% so với chỉ đào tạo đơn thuần.

Nguyên tắc coaching số 7 - Một huấn luyện viên vẫn cần được huấn luyện

Nghiên cứu lợi ích của Coaching: Câu chuyện của David

David từng là tổng giám đốc của một công ty vận tải biển đa quốc gia có trụ sở tại Long Beach, California, và trước đây anh từng là đại úy trong lực lượng vũ trang. Cha của anh đã chiến đấu trong Thế chiến II – do đó, khi nuôi dạy con, ông đã tuân theo một chế độ quân sự rất nghiêm ngặt. Trong công ty, David nổi tiếng là một ông chủ cứng rắn. Nhân viên luôn sợ David vì anh rất giỏi tìm ra lỗi sai của người khác. Phong cách chỉ huy và kiểm soát của anh khiến nhân viên không thể chủ động hành động và sáng tạo khi đối mặt với thay đổi. Tinh thần của nhân viên xuống thấp, và công việc kinh doanh sa sút nhanh chóng. David đã phải tự mình đối mặt với cuộc khủng hoảng này mà không có sự hỗ trợ của cấp dưới. Tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến David đến mức anh phải đi phẫu thuật tim.

Một trong những huấn luyện viên (coach) chuyên nghiệp của chúng tôi đã làm việc với David. Mọi sự ban đầu rất khó khăn, và phần lớn nhân viên của David tin rằng anh không thể và sẽ không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, người coach của David tin tưởng vào năng lực của anh và tin rằng anh có khả năng đạt được những thành tích đáng kể. Ý thức được sự hiện diện thường trực và tin tưởng mà không phán xét của người coach, David bắt đầu nói ra những suy nghĩ trong lòng mình. Việc trình bày những nỗi đau to lớn trong cuộc đời và được người coach lắng nghe đã góp phần cất khỏi vai David một gánh nặng lớn. Anh nhận thức được rằng phương pháp lãnh đạo của mình không mang lại kết quả. Nhận thức và chấp nhận hạn chế trong cách tiếp cận của mình là tiền đề thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong David, truyền cảm hứng cho anh phát minh ra phương pháp lãnh đạo mới của mình, được biết đến với tên gọi “Lãnh đạo có sự tham dự-đánh giá cao” (Participative-Appreciative Leadership).

Việc thay đổi thói quen cũ cần phải có thời gian và kỷ luật, vì vậy người coach của David khuyến khích anh nghĩ ra một cách để nhắc nhở bản thân. Một phương pháp được David sử dụng là yêu cầu nhân viên mỗi khi anh quay trở lại phong cách lãnh đạo cũ, họ phải đáp lại rằng, “Vâng, Đội trưởng!”. Anh biết — hoặc cho rằng khi đó, anh sẽ tự bật cười nhớ lại thời kỳ trong quân đội ngày xưa. Khi liên tục thay thế khuôn mẫu cũ bằng khuôn mẫu mới, David bắt đầu gặt hái những phần thưởng mà người coach tin rằng anh có khả năng đạt được. Sự tự tin của David dần được cải thiện, cũng như hiệu suất làm việc của anh.

9 tháng sau khi được coach, David đã xây dựng thành công một nền văn hóa làm việc mới, gia tăng đáng kể sự hài lòng và hiệu suất của nhân viên. Sự thay đổi sâu sắc đến nỗi anh đã nhận được giải thưởng “Nhà lãnh đạo xuất sắc của năm”. Vợ anh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc khi cô trao đổi với người coach của David. Trong bài phát biểu nhận giải của mình, David tuyên bố, “Tôi không bao giờ hết biết ơn người coach của mình vì đã tin tưởng vào tôi trong khi không ai khác tin tôi. Ông là làn gió nâng đôi cánh tôi bay cao. Ông đã nâng đỡ tôi, và điều đó đã thay đổi cuộc đời tôi ”. Khi David dừng lại để lau nước mắt, bạn có thể nghe thấy tiếng bài hát “Wind Beneath My Wings” do Bette Midler hát trên nền nhạc. Cả người coach và nhân viên của David đã xúc động rơi nước mắt.

Mục đích của life coaching

Làm thế nào để phát triển kỹ năng coaching

Những lợi ích của coaching mang lại cho doanh nghiệp cũng như cá nhân người lãnh đạo là không thể kể xiết. Tuy nhiên, coaching không phải là một kỹ năng dễ dàng có được.

Dưới đây là 3 cách để bạn có thể trở thành một người coach giỏi hơn:

1. Học cách lắng nghe

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng mà các cấp quản lý thường thiếu. Khi nhân viên cảm thấy tiếng nói của mình được lắng nghe, họ sẽ có động lực để làm việc hiệu quả hơn gấp 4,6 lần. Mặt khác, việc lắng nghe các quan điểm khác nhau cũng giúp định hình quan điểm của bạn, từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh của toàn công ty.

2. Từ chối mọi giới hạn

“Mọi việc luôn có vẻ là không thể, cho đến khi bạn làm được” – Nelson Mandela

Có rất nhiều điều trong cuộc sống tưởng chừng như không thể: lái xe hơi, kết hôn, buộc dây giày… Một người coach hiệu quả hiểu rằng tất cả chúng ta đều có những định kiến nhất định. Khi những định kiến đó được nhìn nhận khách quan, một quan điểm mới sẽ xuất hiện – và một hướng đi mới cho toàn doanh nghiệp cũng từ đó ra đời.

3. Thiết lập cảm giác an toàn

Một người coach chân chính hiểu rằng không có cái gọi là phê bình mang tính xây dựng (constructive criticism) – những lời chỉ trích luôn dẫn đến thái độ phòng thủ nơi người nghe. Vì lý do này, họ hướng tới việc tạo ra một môi trường an toàn, trong đó mọi ý tưởng đều được hoan nghênh. Tất cả nhân viên có thể chia sẻ hiểu biết của họ mà không sợ bị sửa chữa hoặc bị trả thù. Đây chính là nền tảng cho sự đổi mới và tự chủ nơi đội ngũ nhân viên.

Khóa học coaching skills là khóa học HOT nhất trên thị trường hiện tại, Doanh nghiệp & cá nhân nên tham gia để cải thiện hiệu suất làm việc của mình!

Không có nhận xét nào:
Write blogger-facebook