Làm sao để thuyết trình tốt mà không cảm thấy lo lắng
Đổ mồ hôi tay, trán nóng bừng, lâng lâng, phòng ốc quay cuồng, ngạt thở. Và bạn thậm chí còn chưa lên thuyết trình. Tệ hơn là: chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là đến buổi thuyết trình của bạn.
Chà! Làm sao mà bạn có thể thuyết trình tốt với tình trạng này được chứ?
Nếu điều này giống như những gì bạn đang cảm thấy, bạn đang bị lo âu do thuyết trình. Tôi biết, điều này thật tệ.
Tin tốt là gì? Có cách để cải thiện tình trạng này! Sau đây, tôi sẽ nói cho bạn 9 cách để thuyết trình tốt mà không lo âu.
Tuy nhiên, trước hết hãy tìm hiểu một vài quy tắc cơ bản:
Thế nào là một bài thuyết trình tốt?
Ở mức độ cơ bản nhất, một bài thuyết trình tốt không phải là một bài được chuẩn bị vội vàng để đưa lên nói, và cũng không làm người nghe cảm thấy buồn ngủ. Đó là mức độ rất cơ bản thôi.
Ở mức độ cao hơn, một bài thuyết trình tốt phải đáp ứng ba điểm sau:
- Có nhiều thông tin: Một bài thuyết trình tốt có chứa tất cả các thông tin cần thiết và chỉ các thông tin cần thiết để đưa ra vấn đề. Việc đưa ra những sự kiện và con số không liên quan, dù chúng có giá trị và chính xác đến đâu, cũng chỉ làm người nghe buồn ngủ mà thôi.
- Ấn tượng: Bạn không cần phải bắn pháo hoa hoặc tạo ra các vụ nổ theo phong cách Hollywood trong bài thuyết trình của mình để gây ấn tượng. Nó có nghĩa là bạn cần thêm vào các nội dung trực quan nhằm tạo dấu ấn về bài thuyết trình đối với người nghe. Nội dung trực quan có thể là ảnh, đồ thị, video hoặc đơn giản chỉ là ngôn ngữ cơ thể hoặc các cử chỉ có ý nghĩa.
- Kể chuyện: Con người thích nghe kể chuyện. Người nghe sẽ nhanh chóng cảm thấy chán với những thông tin và nội dung trực quan nếu chúng không có ý nghĩa, không có cấu trúc hoặc một mục đích nào lớn hơn. Tuy nhiên nếu bạn kết nối 2 thứ với nhau, trong một chuỗi các sự kiện thú vị mà bạn kể cho người nghe, họ sẽ chăm chú theo dõi từ đầu đến cuối.
Nếu bạn đang tìm kiếm những gợi ý về các bài thuyết trình khuyến khích người nghe hành động, hãy xem thử hướng dẫn sau:
Hôm nay, chúng ta sẽ đi xa hơn và tìm hiểu xem làm thế nào để thuyết trình tốt mà không lo âu.
Kiểm soát hoàn cảnh tệ nhất
Suy nghĩ về việc thuyết trình có thể đẩy sự lo âu của bạn lên mức cao nhất do việc nói trước khán giả gợi lên nỗi sợ hãi lớn nhất của con người: nỗi sợ thất bại và nỗi sợ bị từ chối.
Thêm vào vào đó, tưởng tượng việc thất bại sẽ dẫn đến việc bị sỉ nhục công khai trên sân khấu, và việc bị từ chối có thể biểu hiện bằng các tiếng kêu phản đối từ phía khán giả, bạn có thể hiểu rằng tại sao người ta có thể bị tê liệt vì lo âu trước khi thuyết trình.
Cách tốt nhất để chống lại sự lo âu do thuyết trình là nghĩ về hoàn cảnh tệ nhất, mặc dù ban đầu điều này nghe có vẻ không hợp lý lắm. Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Bạn không nghĩ về điều này để tiếp tục chìm sâu vào đau khổ, mà để có thể chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa và loại bỏ sự lo âu khi biết rằng bạn đã được chuẩn bị đầy đủ.
Thực tế, suy nghĩ về tình cảnh tệ nhất là một khái niệm thường được dùng trong quản lý rủi ro để lên kế hoạch giải quyết một vấn đề lớn hoặc một sự kiện quan trọng. Đối với việc thuyết trình, kế hoạch phòng chống hoàn cảnh tệ nhất của bạn sẽ như sau:
9 cách để loại bỏ lo âu do thuyết trình
1. Nghĩ về khán giả, đừng nghĩ về bản thân
Không, tôi không bảo bạn nghĩ về khán giả đang mặc đồ lót – hoặc thậm chí không mặc gì! Tôi không biết ai có ý định đó không, nhưng thực tế, nó không có tác dụng gì trong việc chuẩn bị thuyết trình cả. Nó chỉ làm tôi cảm thấy kỳ cục và xấu hổ.
Điều tôi muốn nói là bạn nên chuyển hướng sự tập trung của bạn về phía khán giả. Lý do khiến bạn lo âu và cảm thấy ngạt thở chính là vì bạn đang nghĩ về chính bản thân mình:
- Tôi sẽ xuất hiện trên sân khấu như thế nào?
- Khán giả sẽ nghĩ gì về tôi?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi làm hỏng mọi thứ?
- Sẽ ra sao nếu họ ghét tôi?
Đó là lý do khiến bạn cảm thấy lo âu!
Thay về nghĩ đến những vấn đề bạn sẽ gặp phải, hãy nghĩ về khán giả và những điều bạn có thể giúp họ với một bài thuyết trình tốt:
- Khán giả sẽ học được gì từ bài thuyết trình của bạn?
- Bài thuyết trình này sẽ giúp ích cho họ như thế nào?
- Thông điệp hoặc kiến thức của bạn sẽ giúp họ cải thiện cuộc sống như thế nào?
Một khi bạn đã nghĩ về mục đích của bài thuyết trình cũng như tầm quan trọng của mục đích đó với khán giả, bạn sẽ nhận ra là không ai muốn bạn thất bại cả! Khán giả muốn bạn thuyết trình tốt, chứ không phải chỉ đánh giá và xem bạn có gì tốt đẹp hay không. Họ muốn học được điều gì đó từ bạn.
Làm thế nào để có thể phục vụ khán giả tốt nhất? Bạn nên nói gì với họ? Hãy tập trung vào họ thay vì vào bản thân, và bạn sẽ thấy sự lo âu của mình biến mất.
2. Chia bài thuyết trình thành các đoạn nhỏ
Người thuyết trình thường sẽ lo âu rằng họ sẽ quên từ trong khi nói.
Nếu bạn quên thì sao? Ý tôi không phải là bạn nên đứng yên trên sân khấu và không nói gì cả, bài thuyết trình nói về thông điệp mà bạn muốn truyền tải, chứ không phải là những câu chữ cụ thể mà bạn dùng để truyền tải thông điệp đó.
Dù bài thuyết trình của bạn kéo dài 20 phút, 30 phút, 1 giờ hoặc lâu hơn, bạn càn tập trung vào chủ đề và giữ nhịp diệu bằng cách chia bài thuyết trình thành các đoạn dài 10 phút. Mỗi đoạn đó nên chỉ tập trung vào một điểm mà bạn muốn truyền đạt.
Bạn cũng có thể xây dựng bài thuyết trình một cách trực quan xung quanh các phần này, bằng việc sử dụng slide tiêu đề khác nhau giữa mỗi phần. Hãy chú ý đến ví dụ về các slide Marketofy PowerPoint ở dưới, bạn sẽ thấy slide “About us” rất nổi bật nhằm ám chỉ một phần mới trong bài thuyết trình. Kỹ thuật đơn giản này giúp phá vỡ nhịp điệu hình ảnh của các slide thông thường và cho phép bạn nhanh chóng xác định xem mình đang ở phần nào.
Việc chia nhỏ nội dung không những giúp bạn dễ nhớ bài nói của mình hơn so với việc phải ghi nhớ toàn bộ mà nó cũng là phao cứu sinh cho bạn khi mọi thứ rối tung lên. Bạn quên mất một điểm và đã lỡ nhảy sang phần kế tiếp? Không vấn đề gì, chỉ cần quay lại phần trước đó và trình bày lại thôi.
Bạn sẽ thấy đỡ chán nản hơn khi nghĩ rằng mình chỉ phải trình bày 3 phần so với việc phải thuyết trình trong vòng 30 phút. Và do đó, khi thuyết trình, bạn sẽ thư giãn, bình tĩnh và hấp dẫn hơn.
3. Sắp xếp các quãng nghỉ
Một lợi ích khác của việc chia bài thuyết trình ra thành các đoạn 10 phút là bạn có thể sắp xếp các quãng nghỉ.
Đối với một bài thuyết trình tốt, đi đến các quãng nghĩ cũng quan trọng như là đạt được mục tiêu chính của bài thuyết trình. Việc cố gắng đi nhanh qua toàn bộ bài thuyết trình không chỉ làm bạn khiệt sức mà cũng làm khán giả cảm thấy choáng ngợp.
Đừng lướt nhanh qua các điểm trong bài thuyết trình, và cũng đừng lướt nhanh qua khán giả. Tạm nghỉ giúp khán giả có thời gian xem xét về những điều bạn nói và cũng cho bạn thời gian tập trung suy nghĩ và giải quyết nội dung tiếp theo.
4. Chuẩn bị slide thuyết trình sớm
Dù bạn thuyết trình trước khán giả tại một hội thảo, hay trước một khách hàng tiềm năng, có vẻ như bạn sẽ dùng các công cụ trực quan như PowerPoint cho bài thuyết trình của mình.
Và điều tệ nhất là bạn chỉ hoàn thành slide thuyết trình vào những giây phút cuối cùng. Mặc dù bạn không chủ đích nghĩ về việc đó, chỉ nghĩ đến việc bạn vẫn phải chuẩn bị slide PowerPoint có thể gây ra những áp lực không cần thiết trước ngày thuyết trình.
Ngay khi bạn chuẩn bị xong nội dung bài nói, hãy bắt tay ngay vào chuẩn bị slide PowerPoint và hoàn thành nó càng sớm càng tốt để bạn có thể thư giãn và tập trung vào việc hoàn thiện bài nói.
Không có nhận xét nào:
Write blogger-facebook