Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Kỹ năng đào tạo (Training Skill) – Bài 3: “ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NGHỀ”

 

 Có thể dạy những gì trong một bài học? Trước khi bắt đầu, cần xác định những nội dung sẽ truyền đạt cho học viên. Trong Chương trình phát triển đào tạo viên, chúng tôi đã mô tả một chức danh nghề bao gồm nhiều công việc khác nhau. Những công việc này có thể được chia thành nhiều phần việc khác nhau.

Nội dung chi tiết:

Có thể dạy những gì trong một bài học?

Trước khi bắt đầu, cần xác định những nội dung sẽ truyền đạt cho học viên.

Trong Chương trình phát triển đào tạo viên, chúng tôi đã mô tả một chức danh nghề bao gồm nhiều công việc khác nhau. Những công việc này có thể được chia thành nhiều phần việc khác nhau.

Ví dụ, nghề của nhân viên phục vụ phòng liên quan tới nhiều công việc, một trong số đó là vệ sinh phòng tắm. Để làm tốt công việc này, cần phải thực hiện các phần việc như lau bồn tắm, thay mới đồ dung cá nhân, thay khăn tắm, lau gương. Từ đó có thể thấy anh/chị cần phải tiến hành một số buổi học để truyền đạt đầy đủ các phần việc phục vụ của một công việc. Trên cơ sở này, anh/chị cần xác định sẽ truyền đạt những gì trong một bài học.

Chuẩn bị đào tạo:

Là Đào tạo viên, anh/chị cần kiểm soát được trong một chừng mực nào đó có các yếu tố như môi trường đào tạo, bản thân, tài liệu và học viên. Đây là trách nhiệm của Đào tạo viên và là một phần của quá trình chuẩn bị.

 

Môi trường

 

Đào tạo viên

Thiết bị giảng dạy

Học viên

Địa điểm

Thời gian

Sự phân tán

Tầm nhìn

Tiện nghi

 

Bản thân

Ngôn ngữ

Nhiệt tình

Kiến thức

Sự hài hước

Kiên nhẫn

Dễ tiếp cận

Khả dụng

Đủ

Chính xác

Phù hợp

Động cơ

Năng lực

Sự sẵn sàng

Khi tiến hành đào tạo, chúng ta cần chuẩn bị:

Bản thân

 

Cần phải chuẩn bị giáo án/ghi chú gì?

Có đủ thời gian không?

 

Trang thiết bị và tài liệu

 

Có đủ và được sắp xếp hợp lý không?

Có đủ trang thiết bị và tại liệu phục vụ giảng dạy và thực hành không?

Địa điểm đào tạo

 

Có đảm bảo không bị làm phiền không?

Học viên

 

Có người thay thế công việc của học viên khi họ tham gia lớp đào tạo không?

Một bài dạy kỹ năng nghề bao gồm ba phần chính:

– Phần Mở đầu

– Phần Phát triển

– Phần Tổng kết

PHẦN MỞ ĐẦU

Cần lưu ý các vấn đề sau:

– Nêu tiêu đề bài giảng để học viên nắm bắt những nội dung sẽ được học.

– Tạo hứng thú cho học viên bằng cách lien hệ tới kinh nghiệm cá nhân, đặt câu hỏi, cho học viên xem một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc một bức ảnh về sản phẩm.

– Nhấn mạnh sự cần thiết của đào tạo đối với học viên, chẳng hạn đào tạo sẽ giúp học viên tự tin hơn, trở nên chuyên nghiệp hơn và được khách hàng đánh giá cao hơn.

PHẦN PHÁT TRIỂN

Phân chia phần việc thành các bước thực hiện logic (phân tích theo phần việc)

Nhằm giúp học viên dễ dàng hiểu được các phần việc cụ thể, chúng ta cần chia phần việc thành những bước thực hiện sao cho hợp lý. Tại mỗi bước, học viên cần hiểu được những tiêu chuẩn cần thiết để thực hiện đúng các bước.

Khi phân tích một phần việc nào đó, tránh bỏ sót các bước, cho dù các bước đó đơn giản (vì không phải học viên nào cũng nắm được những bước này). Tại mỗi bước, cần lưu ý cho học viên những điểm quan trọng khi thực hiện để đạt được tiêu chuẩn theo yêu cầu. Dưới đây là những điểm cần ghi nhớ:

Bảng giám sát việc phân tích phần việc:

– Phân chia một phần việc thành các bước thực hiện hợp lý.

– Ghi nhớ tất cả các bước, tránh bỏ sót hoặc không đề cập tới những bước đơn giản.

– Tại mỗi bước, liệt kê những yếu tố quan trọng giúp học viên hoàn thành phần việc theo yêu cầu (nói cách khác là đáp ứng tiêu chuẩn công việc).

– Cung cấp cho học viên những thông tin về an toàn, vệ sinh và yêu cầu pháp lý.

– Đảm bảo cung cấp lượng thông tin thích hợp cho học viên, nghĩa là đủ để hoàn thành phần việc nhưng không quá nhiều dẫn tới việc nhiễu thông tin.

Phân chia giai đoạn:

– Điều quan trọng là Đào tạo viên phải biết kết hợp một số các bước thành một chuỗi các thao tác logic. Nhóm các bước như vậy được gọi là “giai đoạn”. Lượng thông tin cung cấp cho học viên ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào độ phức tạp và những nội dung cần ghi nhớ. Đồng thời, cũng cần tính tới khả năng tiếp thu của học viên.

– Mỗi khi kết thúc một giai đoạn (nhóm các bước), Đào tạo viên nghừng dạy để học viên thực hành.

– Việc phân chia giai đoạn sẽ giúp anh/chị thiết kế nội dung bài giảng. Anh/chị nên thực hiện bài giảng như sau:

Dạy kỹ năng nghề

– Trước tiên, Đào tạo viên phải dạy mẫu một lần toàn bộ các bước của một phần việc hoàn chỉnh từ đầu đến cuối cho học viên quan sát.

– Sau đó, hướng dẫn các chi tiết một “giai đoạn” (nhóm các bước) sau đó ngừng cho học viên thực hành giai đoạn đó, trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp sau.

– Trong mỗi bước, Đào tạo viên kết hợp giải thích và đặt câu hỏi giảng dạy cho học viên; tránh đặt câu hỏi hoặc giải thích khi học viên đang thực hành vì như thế sẽ làm học viên mất tập trung.

– Bố trí chỗ ngồi thuận lợi để học viên có thể quan sát Đào tạo viên dạy mẫu.

– Tốc độ dạy vừa phải, tránh quá nhanh hay quá chậm-Điều chỉnh tốc độ dạy khi cần thiết.

– Đưa ra một vài nhận xét-Khen ngợi và động viên học viên.

– Nếu học viên gặp khó khăn, hãy phân tích và xử lý những khó khăn đó.

– Cuối cùng, đảm bảo rằng học viên được tham gia, suy nghĩ và thực hành.

PHẦN TỔNG KẾT

Khi học viên hoàn tất các giai đoạn của một phần việc, cần kiểm tra liệu học viên có thể thực hành phần việc đó mà không cần sự giúp đỡ của anh/chị. Tìm hiểu xem học viên có câu hỏi hoặc có nội dung nào cần dạy lại không.

Kiểm tra lý thuyết

Trước hết, đưa ra một số câu hỏi nhằm kiểm tra xem học viên đã hiểu bài giảng và biết cách thực hiện chưa. Bài 4 “Sử dụng câu hỏi” sẽ giúp anh/chị chuẩn bị câu hỏi.

Đưa ra ít nhất một câu hỏi cho mỗi bước của một phần việc theo thứ tự hợp lý. Tại thời điểm này, cần tránh đưa thêm thông tin mới. Thay vào đó, hãy kiểm tra xem học viên có ghi nhớ và hiểu những nội dung chính hay không. Khuyến khích học viên đặt câu hỏi.

Kiểm tra thực hành

Lúc này hãy để học viên tự thực hành toàn bộ phần việc. Không hướng dẫn hay làm thay học viên trừ khi họ mắc phải những lỗi nghiêm trọng hoặc tự gây nguy hiểm cho họ. Những sai sót nhỏ có thể được sửa lại sau khi họ thực hành xong.

Nếu học viên làm đúng hãy khen họ. Nếu họ làm sai có thể hướng dẫn lại và cho họ thực hành thêm.

Cuối cùng, hãy xem họ có muốn hỏi thêm gì nữa không. Cần tiếp tục khuyến khích động cơ học tập của học viên bằng cách thông báo những nội dung đào tạo sắp tới. Chẳng hạn, có thể cho học viên biết được thời điểm tiến hành bài học tiếp theo. Ngoài ra, nên hướng dẫn học viên cách vận dụng các kỹ năng đã học vào công việc của mình, đồng thời giải thích cho học viên phương pháp tự đánh giá hiệu quả công việc và những sự trợ giúp nếu có.

Cấu trúc của bài dạy thực hành nghề:

 

CHUẨN BỊ

 

 

MỞ ĐẦU

 

 

 

PHÁT TRIỂN

 

 

 

TỔNG KẾT

 

 

GIỚI THIỆU BÀI TIẾP THEO

Thiết bị cần thiết, tài liệu tham khảo.

Nêu tiêu đề bài giảng?

Tạo sự hứng thú cho học viên.

Nêu rõ sự cần thiết và ích lợi của bài học.

Làm mẫu từ đầu đến cuối một phần việc.

Hướng dẫn thực hiện các bước theo từng giai đoạn.

Giải thích các tiêu chuẩn

Đặt câu hỏi cho học viên

Học viên thực hành sau mỗi giai đoạn

Đặt câu hỏi cho học viên

(Kiểm tra lý thuyết)

Học viên thực hành từ đầu đến cuối phần việc đã học.

(Kiểm tra thực hành)

Giới thiệu bài tiếp theo để đảm bảo tính liên tục.


Xem chi tiết: Khóa học Train the trainer

Không có nhận xét nào:
Write blogger-facebook